Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

15 thg 2, 2013

Phim xưa Huế Mậu Thân 68 Huế , Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này!?



http://vrvradio.files.wordpress.com/2013/02/doitra1.jpg%3Fw%3D640%26h%3D518

Nhớ Mậu Thân xưa
Đến với đồng hương của tôi, các bạn Hưóng Đạo và một người ở 64 Chi Lăng Huế



Sáng mồng một Tết, như thường lệ mỗi năm mẹ tôi thường đi lễ chuà rất sớm để hái lộc. Mẹ tôi đang lạy Phật trong chánh điện , còn tôi ở phiá ngoài. Chuà Tỉnh giáo hội là một ngôi chuà khá lớn nhất là được xây cao với hàng chục bậc thang trước khi vào chánh điện, từ đây phóng tầm mắt có thể nhìn khắp một vùng quanh chuà. Trời còn quá sớm với cái lạnh đầu xuân dễ chịu không lạnh buốt như muà đông đã qua, bỗng dưng một nhóm người từ phía ngoài đường xuất hiện với biểu ngữ biểu tình đang la hét và xô đẩy với một số cảnh sát; sau đó có vài tiếng súng nổ, từ trên cao tôi thấy một người có lẽ bị thương nơi đuì vì anh ta vừa chạy chân thấp chân cao, một tay ôm đuì chạy về phía hậu liêu, phía sau anh một vài nhân viên cảng sát tay cầm súng rượt bén gót. Cảnh tượng nhốn nháo xảy ra chớp nhoáng khiến tôi cũng chưa kịp phản ứng thì vừa lúc mẹ tôi chạy ra ngoài, vừa thấy tôi bà cụ chân tay run lẩy bẩy miệng hối thúc tôi đi về ngay, trong lúc này tôi thấy Đại Đức Thích Minh Chiếu, chánh đại diện Phật giáo tại Quảng Nam- Đà Nẳng, đang đứng trưóc hành lang chánh điện và một ngạc nhiên với tôi khi thấy vị lãnh đạo tinh thần này mang trên người khẩu súng nhỏ mà mãi về sau khi tôi vào quân ngũ mới được biết đó là loại súng K54 của quân Cộng Sản (1). Riêng người thanh niên bị thương chạy về phía hậu liêu. Sau này tôi được biết anh là người anh rể cuả người bạn tôi, một lãnh tụ đấu tranh chống chính quyền miền Nam thời bấy giờ mà hầu như giới học sinh chúng tôi đều biết đến.

Rời chùa tỉnh giáo hội, trên đường về nhà không có dấu hiệu nào có thể báo cho biết là tình hình chiến tranh đang xảy ra như ở Huế đang khốc liệt ngoại trừ khi đi ngang qua đồn lính Quân cụ tôi thấy các binh sĩ đang ở trong các vị trí phòng thủ mà tôi cũng đã thường thấy trước đây, đây đó bên đưòng một số người chuẩn bị vui xuân qua các bàn bầu cua, cá cọp. Như thông lệ đầu năm, các Hướng Đạo Sinh tập họp để làm lễ chào cờ sau đó vui chơi tại Đạo Quán Hướng Đạo toạ lạc trên đường Hoàng Diệu-Lê Đình Dương.Tôi thay đồng phục Hưóng Đạo để đi họp. Đặc biệt năm nay, sau buổi chào cờ có sinh hoạt tâm tình với một trưởng kỳ cựu cuả Phong Trào Hướng Đạo, Trưởng Võ thành Minh, người đưọc mọi người biết đến qua chương trình phát thanh cuả đài BBC vào thập niên 60-70 với tiếng sáo trầm buồn với lòi giới thiệu truyền cảm của xướng ngôn viên Đỗ Văn vào những ngày 20/7 để kỷ niệm ngày ký kết Hiệp Định Genève chia đôi đất nước sau chiến tranh Đông Dương Việt Pháp. Ngang qua đài phát thanh trên đường Quang Trung ngang hông trường Trung Học Bồ Đề, một số đông đồng bào đang tụ tập, tò mò ghé hỏi thì được biết một cách không chính xác vì cũng chỉ "nghe nói" rằng nửa khuya lúc Giao Thừa đặc công Việt Cộng đã tấn công đài phát thanh và phiá chính quyền đã cho thu dọn chiến trường cũng như vào bắt một số người ở trong khu xóm nơi xuất phát lực lượng tấn công này. Vì cũng gần đến giờ sinh hoạt nên tôi cũng không quan tâm và rời nơi đây để tiếp tục hướng về phố. Dọc theo con đường Quang Trung, rẽ ngang qua Phan Châu Trinh cho đến khi tới Đạo Quán, thành phố vẫn yên tĩnh không có dấu hiệu bất an ninh dù là tối thiểu.

Buổi sinh hoạt đang tiến hàng khoảng nửa giờ, bỗng chiếc xe jeep cuả Cảnh Sát Dã Chiến phóng nhanh và thắng khẩn cấp trước Đạo Quán, một viên chức cảnh sát cấp bậc thiếu tá và một số tháp tùng tiến nhanh vào nơi đang sinh hoạt, cảnh tượng vừa nói gây một ngạc nhiên cho tất cả đoàn sinh nhưng với một tinh thần kỷ luật cao nên mọi ngưới vẫn ở trong tình trạng sinh hoạt bình thường, Trưởng Nguyễn Tấn Định, đại diện cho Đạo Trưởng Hồ Căn Đệ ra tiếp viên sĩ quan này và sau một vài phút trao đổi phiá bên chính quyền ra về ngay, riêng Trưởng Định trở lại với chúng tôi và tuyên bố vì lý do an ninh chính quyền yêu cầu giải tán ngay buổi sinh hoạt và Trưởng Định yêu cầu các Trưởng, các Kha và Thiếu Sinh phải đưa các em Sói về đến tận nhà với sự tiếp nhận cuả cha mẹ. Chỉ trong chốc lát sinh hoạt đang vui vẻ, ồn ào bỗng trở nên vắng vẻ tại Đạo Quán và cho đến phút này đa số vẫn không biết là Huế đang chìm đắm trong bom đạn nếu có chỉ là "nghe nói". Đạo Quán chỉ còn lại một vài Trưởng đang trao đổi câu chuyện với Trưởng Võ Thành Minh, mọi người khuyên Trưởng Minh không nên ra Huế vào lúc này nhưng ông nhất quyết đòi đi cho dù phải đi bộ ra Huế để gặp các lãnh tụ đôi bên ngừng ngay cuộc chiến tranh tàn sát đồng bào. Và chỉ trong chốc lát Trưởng Minh đã gọn ghẽ hành trang. Tôi cũng xin dừng nơi đây để nhớ lại "tiếng sáo bên hồ Genève" này. Anh đến Đà Nẳng trước Tết khoảng 2 tuần, không ở nhà ai ngay cả khách sạn vì anh nói là hướng đạo chỉ thích ngủ ở Đạo Quán mà thôi. Người mảnh mai, đi hai tay cứ khuỳnh ra hai bên , lưng hơi khòm xuống và đi rất nhanh, anh trải một tấm poncho trong góc đạo quán với những trang bị thật đơn giản, nói chuyện rất vui vẻ , tôi rất thích nghe anh kể chyện về hướng đạo ngày xưa như một cậu bé mê nghe chuyện cổ tích, anh vẫn thường nhờ tôi đi mua rau muống cho anh tại chợ cây me không xa đạo quán cho mấy, tôi ngạc nhiên có hỏi thì anh bảo ở bên Tây không có thứ này nên bây giờ anh chỉ thích ăn nó mà thôi, viết đến đây tôi nhớ lại hồi đó tôi tự nghĩ thầm là chê nưóc Pháp sao tệ đến thế đền nỗi không có rau muống như Việt Nam. Có một điều tôi lấy làm lạ khi thấy các Trưởng lớn tuổi "ít" hay "rất dè dặt" hoặc chẳng đặng đừng tiếp xúc với anh cho đến khi tôi được người bạn mà tôi biết anh đang làm việc cho an ninh chính quyền cho hay Trưởng Minh đang bị theo dõi dưới hình thức quản chế. Tìm hiểu thêm được biết Trưởng Minh đi du học tại Pháp và trong thời gian này có liên hệ với Hồ Chí Minh nên sau 1954 anh nhiều lần bị chính phủ Ngô Đinh Diệm khước từ nhập cảnh và sau nhiều lần can thiệp bởi các tổ chức quốc tế, chính phủ Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận cho anh về thăm quê nhà nhưng phải chịu những sự kiểm soát.

Nguyên cả ngày 1 Tết , thành phố hoàn toàn yên tĩnh tuy nhiên không được nhộn nhịp như mọi năm, đường phố ít người và hình như mọi người có vẻ lo âu hay đang chờ đợi một điều gì không được an lành sẽ đến, các quân nhân di chuyển vội vã và đến chiều thì thông báo lệnh Thiết quân luật được ban hành, điều này cũng không gây ngạc nhiên cho mọi người vì họ đã trải qua rất nhiều tình trạng như thế qua các lần hỗn loạn về chính trị qua các lần đấu tranh kể từ khi chính quyền Ngô đình Diệm bị lật đổ.

Nhưng đến sáng mồng 2 Tết thì sự việc đã rõ ràng không còn "nghe nói" nữa mà đã được truyền miệng từ người này qua ngưới một cách công khai rằng Huế và các tỉnh thành bị phe Cộng Sản miền Bắc tấn công vào ngay Giao Thừa, đồng thời đài phát thanh kêu gọi đồng bào bình tĩnh và không đựơc tụ họp v…v… tuy nhiên vẫn không chính thức loan tin chiến sự đang diễn biến khốc liệt tại thành phố Huế.

Sáng mồng 3 Tết, đồng bào từ các làng mạc, thị trấn phiá Bắc Đà Nẵng và một số cư dân thành phố Huế sau khi đã tìm cách thoát ra vùng giao tranh để xuôi Nam, một hình ảnh hỗn loạn như bất cứ một cuộc chiến tranh nào chiếm dần sinh hoạt bình thường đã xảy ra vài ngày trước.

Đài phát thanh truyền đi lời kêu gọi các đoàn thể sinh hoạt thanh niên trong thành phố hãy tiếp tay với chính quyền nhất là tại nhà thương Toàn Khoa tại đường Nguyễn Hoàng trong việc trợ giúp đồng báo chiến tranh. Nơi đây không khí thật buồn thảm, những người di tản không có hay chưa kiếm được ngưòi thân thuộc nằm ngồi la liệt dọc theo những con đường nhỏ trong khuôn viên nhà thương hay trong các hành lang, khu dành riêng cho những ngưòi chờ xuất viện sau khi điều trị nay trở thành khu tạm trú cho ngươi di tản, tiếng khóc lóc, tiếng than van khắp nơi, các đoàn thể như thanh niên Cao Đài, Phật tử có lẽ do đặc tính của đoàn thể nên tự động chăm lo phần an uỉ, nấu cơm hay chạy đi tìm thân nhân theo yêu cầu của đồng bào, riêng các Hướng Đạo Sinh thì hơi khác, một phần do yêu cầu cuả bác sĩ giám đốc chúng tôi được huấn luyện cấp tốc để có thể tiếp tay với các y tá trong việc cứu giúp đồng báo. Vì là Tết cho nên bác sĩ, y tá một số đông về quê quán đón Xuân nên nhân sự thiếu trầm trọng mẳc dù bác sĩ giám đốc đã kêu cứu phiá Quân Y tiếp tay nhưng không được vì số thương binh khắp các chiến trường đưa về khiến tình trạng bác sĩ phía họ cũng đã là vấn đề. Được biết ngoài Bác Sĩ Tùng (phòng mạch tại đường Quang Trung, ông đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm vì bệnh ung thư phổi) còn có Bác Sĩ Phùng văn Hạnh (Gia Nã Đại) và Bác Sĩ Tôn thất Sơn (nói đúng hơn là sinh viên y khoa nội trú năm cuối cuả Đại học Y khoa Huế, định cư tại Na Uy ( ?)). Mặc dù đã trải qua 40 năm nhưng mỗi khi hồi tưởng đến Tết Mậu thân,không những tôi và các Hướng Đạo Sinh trong thời gian đó không khỏi cảm kích tinh thần trách nhiệm cuả các vị nói trên, quả thật các vị xứng đáng với câu "lương y như từ mẫu". Vì phải trải qua nhiều giờ liên tục trong phòng mổ để cứu đồng bào nên bác sĩ Tùng đã nhiều lần ngất xỉu tại chỗ khiến các y tá phòng mổ e ngại nếu có bề gì thì ai cứu đồng bào trong lúc này đây riêng 2 vị kia trẻ như Bác Sĩ Sơn hay "đô con" như Bác Sĩ Hạnh nhiều khi chúng tôi đánh thức các ông dậy để thay phiên, các vị dậy không nổi vì quá mệt sau những ca mổ không ngừng. Phải ghi nhận ở đây rằng 3 vị bác sĩ nói trên đã cứu không biết bao nhiêu sinh mạng đồng bào Huế trong biến cố Mậu thân.

Sau khi được huấn luyện về cứu thương xong, chúng tôi tự động đi đến các phòng ngoại thương để "xin việc", một số tình nguyện tại nơi tiếp nhận đồng bào bị thương do không quân Hoa kỳ tải thương bằng trực thăng Chinook đến đa số các Kha Sinh, kể từ ngày 3 Tết cứ khoảng 1 giờ các chuyến tải thương nói trên lại mang đến và chúng tôi phải giải quyết thật nhanh ,họ cho hay được lệnh ấn định với thời gian ấy vì nhu cầu chiến trường rất khắc nghiệt do vậy ngay khi cánh quạt giảm tốc độ là chúng tôi chạy nhanh đến phi cơ để tiếp nhận đồng bào càng sớm càng tốt đem về khu phân loại dưới sự trách nhiệm cuả các y tá, sau đó chúng tôi chuyển đến các nơi cứu cấp khẩn như phòng mổ hoặc chờ tuỳ theo vết thương. Lúc này chúng tôi tình nguyện làm tại một phòng được gọi là phòng cháy bỏng. Phút đầu tiên chị y tá trưởng cũng cho chúng tôi hay về những trở ngại đặc biệt cuả phòng này là vì lỳ do phỏng nên hầu như các bịnh nhân không thể mặc quần áo chỉ phủ lên người bằng những tấm vải thật mỏng, bên cạnh đó là vết cháy thường có mủ nên rất hôi tanh chưa kể là bệnh nhân trong suốt thới gian nếu may mắn qua được thì ăn uống phải cần sự giúp đỡ ngay cả trong vấn đề đại và tiểu tiện. Chị cũng nói thêm đã có một vài người đã đến giúp nhưng vì không chịu nổi với những trở ngại vừa kể nên sau đó không giúp nữa.

Cùng với tôi là anh Đội Trưởng Đội Nai khi tôi còn ở Thiếu Đoàn Lam Sơn do anh Trần Xê làm thiếu trưởng, anh trước đây là học sinh trường Phan Châu Trinh, sau đó vì lý do gia cảnh cha mẹ lần lượt qua đòi sớm để lại một đàn em nhỏ dại nên anh chuyển qua trường tư vì dù sao sự vắng mặt cũng dễ dàng hơn so với trường công và nhất lại là trường nổi tiếng về uy tín và kỷ luật. Vì Đà Nẳnng là thành phố không có trường đại học như Huế, Sài gòn, Đà Lạt nên ngành Thiếu hoạt động mạnh hơn các ngành khác, một Tráng Đoàn Đống Đa khai sinh bởi Trưởng Tôn Thất Lân (hiệu trưởng trường Nam tiểu học) hoạt động chỉ trong vòng một thời gian ngắn ngủỉ sau đó phải ngưng vì Trưởng Lân gia nhập trường Bộ Binh Thủ Đức, anh đã hy sinh trong lúc làm quận trưởng một quận ở trong Nam lúc đó mang cấp bậc đại uý. Ngành ấu cũng tương tự nên tôi xuất ngành thiếu sớm để cùng tiếp tay với vài trưởng hầu xây dựng lại Ấu Đoàn Chí Linh đang không có ngưới phụ trách. Như đã nói ở trên, anh với tôi rất thân ngoài tinh thần anh em trong phong trào hướng đạo như BP đã ghi trong 10 điều Luật, anh còn là bạn cùng lớp, chung một bàn . Quả thật như thế, ngay khi vào phòng chúng tôi dội ngay ra vì muì tanh do những vết thương lại thêm phòng trang bị máy điều hoà không khí nên lại càng khó chịu hơn.Tuy nhiên, khi nghĩ đến nhiệm vụ và tinh thần của hướng đạo sinh là giúp ích, là khó khăn vẫn vui tươi nên hai chúng tôi đều tự nhủ thầm là sẽ phải vượt qua. Chị y tá chúng tôi vừa gặp, Tăng Thị Kim Phượng (2), người dáng thanh tao, ăn nói dịu dàng vui vẻ khiến chúng tôi cũng dễ có cảm tình ngay từ lúc đầu, ngoài chị ra còn có một y sinh đang trong khoá học, một sœur .Tất cả dưới quyền cuả một bà y tá trưởng người Mỹ dáng ngưòi cao lớn chỉ đến vài giờ trong ngày vì bà ta còn phải làm bên bệnh viện Việt - Đức kế cận. Phòng đầy những bệnh nhân vừa mới chuyển từ Huế vào đa số theo sổ tiếp nhận là cư dân cửa Thượng Tứ, Gia Hội. Số giường không đủ nên một số phải nằm trên băng ca để dưới đất. Thêm được hai anh em chúng tôi mọi người mừng lắm. Ban đầu chị Phượng hướng dẫn chúng tôi việc săn sóc các vết thương bằng cánh tẩy rửa các lớp mủ sau đó qua thuốc do chị chế biến theo công thức ấn định, chúng tôi thoa lên các vùng bị cháy bỏng, chích thuốc trụ sinh hàng ngày, cho bệnh nhân ăn uống, giúp đỡ trong việc đại tiểu tiện.Vì là bệnh ngoại thương nên cũng không đói hỏi những kỹ thuật cao trong nghành y học, bệnh nhân sẽ sống hay chết tuỳ theo mức độ phỏng mà cơ thể chịu đựng được hay không, có những người sau một thời gian thì hồi sinh, lắm kẻ phải vĩnh biệt người thân và chúng tôi lại trở thành người đưa tiễn xuống nhà xác.

Bà chủ nhà thuốc tây Chợ Cồn sau nhiều ngày ghé tìm thân nhân có ghé phòng chúng tôi. Bỗng một hôm bà ôm lấy một bệnh nhân vừa mới lành lớp da trên khuôn mặt sau khi nhận ra đó là chị ruột mình mà đã ra công tìm kiếm. Bà khóc trong nỗi vui mừng lẫn nỗi ân hận là mấy lần đi qua nhưng không biết người nằm đó là người chị cuả mình.Chúng tôi an ủi và cho biết người chị được chúng tôi nhận về với hồ sơ bệnh nhân vô danh có nghiã là không thể khai báo tên tuổi khi nhập viện vì trong tình trạng mê man. Bà cảm động khi thấy thân nhân mình được săn sóc chu đáo và đã cám ơn chúng tôi hết lòng. Những ngưòi khác cũng thế sau thời gian chữa trị lành lặn được chuyển khu hay được về nhà bà con đều nắm tay chúng tôi tỏ lòng cám ơn đã săn sóc trong thời gian ở đây khiến chúng tôi cũng cảm thấy mình đã làm được những điều có ích mà Baden Powell đã dặn chúng tôi, Hướng Đạo Sinh giúp ích mọi người !

Khoảng một tuần lễ sau ngày mất Huế, chúng tôi có lệnh họp khẩn do Trưởng Trần Xê thông báo ở trước hiên nhà cuả một gia đình quen biết nơi đây một người Mỹ thuộc tổ chức Thanh Niên Chí Nguyện Hoa Kỳ tên Clark Brown mà mọi giới trẻ chúng tôi ai cũng biết vì anh nói tiếng Việt giọng 3 miền rành rõi và thuộc lịch sử Việt còn hơn cả chúng tôi, cho chúng tôi hay là đêm nay VC sẽ tấn công nhà thương để cướp lấy ngân hàng máu.Vì có tình cảm với Hướng Đạo nên anh tiết lộ và anh yêu cầu tất cả nên rời nhà thương trong đêm nay càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm đến tính mệnh. Trưởng Trần Xê cho chúng tôi rút từng người một và giữ bí mật để tránh làm náo loạn trong nhà thương. Nhà tôi ở xa và phải đi qua một trại lính quân cụ nên tôi đến một nhà người quen tá túc qua đêm. Đêm đó thật quá dài với tôi nhưng may mắn mọi việc không như đã được biết trước đó. Sau 75, trong gần nửa số các Kha Sinh hiện diện ở nhà thương đã trở thành những cán bộ CS nằm vùng và một vài đã ở những chức vụ tỉnh và thành ủy.

Tin Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm lại Huế loan truyền nhanh chóng trong toàn khu nhà thương mọi người mừng rỡ nhất là đồng bào Huế. Họ reo mừng ôm nhau khóc. Ngoài đường các gánh hàng rong bán bún bò và các món ăn Huế bày bán vội vã trước cửa nhà thương để mưu sống qua ngày trước đây đã đông nay còn đông khách hơn như để chung niềm vui lớn. Riêng với chúng tôi lại có công tác mới , đó là được chuyển vận ra Huế để cứu trợ đồng bào , thành phần được chọn là các Kha sinh và Trưởng tình nguyện dưới sự giúp đỡ phương tiện không vận cuả Trưởng Nguyễn Tấn Định DCC toàn quốc. Trưởng Định nguyên là thiếu tá Không Quân và là trưởng phòng Không Trợ thuộc phi trường Đà Nẳng. Anh là một trưởng tích cực trong việc xây dựng phòng trào hướng đạo tại thành phố nhà, chúng tôi thường nói đùa bằng câu vè rằng: "Việc gì khó có Trưởng Định". Tốt nghiệp khoá 13 Võ Bị Đà Lạt và hiện định cư sau 75 tại Virginia. Số tham dự được phép là 20 Hướng Đạo Sinh tối thiểu là Kha Sinh vì lý do chuyên trở và an ninh chưa an toàn ở Huế. 18 Kha Sinh dưói sự trách nhiệm cuả trưởng Xê và tôi. Tổng cộng 20 người sau khi được chủng ngừa dịch tả chúng tôi có mặt tại nhà Trưởng Hồ Văn Đệ, Đạo Trưởng An hải, để được xe chở vào phi trường nơi đó Trưởng Định đón chúng tôi sau khi đã được mời ăn sáng trước khi lên máy bay trực thăng loại cũ ra Huế. Lần đầu tiên đưọc ngồi trong loại máy bay thấp và chậm tôi tất thích thú khi nhìn được cảnh quê hương dưới tầm mắt nhất là khi bay qua vùng biển Lăng Cô. Đến phi trưòng Phú Bài, chúng tôi được chuyển về Huế bằng xe quân xa. Càng tiến về Huế thì hình ảnh chiến tranh càng rõ nét và tôi không khỏi xúc động đến độ nước mắt tuôn trào khi xe tiến vào Huế và rẽ hướng về Đại chủng viện phía trường Đồng khánh. Tôi thấy chợ Đông Ba cháy rụi, cầu Trường Tiền gãy nhịp, chung quanh chỗ xe đi qua đổ nát, trên những bức tường chi chít những vết đạn, mọi người tôi gặp đều mang một nét sầu thảm như nhau. Xe tiến vào chủng viện tôi nghe toàn những tiếng than khóc thảm thiết. Các cha, sœur lui tới tấp nập lo cho các nạn nhân tạm trú trong khuôn viên. Bàn ghế cuả chủng viện lăn lóc ngang ngửa, thỉnh thoảng đây đó vài nấm mồ chôn vội ngoài vùng đất trống trải.

Đến cũng đã gần chiều nên chúng tôi chỉ lo việc ăn tối và chuẩn bị đi ngủ, mọi việc sẽ bắt đầu cho ngày hôm sau. Lợi dụng khoảng trống thời gian này tôi dò hỏi tin tức cũng như tình hình chung tại Huế cùng với một số ít các anh hướng đạo thuộc Đạo Thừa Thiên đang có mặt tại đây. Trưởng Trần Xê hướng dẫn các Kha Sinh riêng tôi vì đã là cấp Trưởng nên tự lo lấy công tác. Suốt đêm thật khó ngủ vì đâu đâu trong chủng viện đều vang lên những tiếng khóc than không ngớt thỉnh thoảng còn vọng về đâu đó những tiếng súng giao tranh.

Sáng dậy, tôi vội vã thu xếp để đi theo một nhóm hưóng đạo địa phương qua giúp đồng bào vùng cửa Thương Tứ và cửa Sập mà theo họ nơi đó cần sự giúp đỡ ưu tiên, nhờ họ lựa chọn một số thư tay do đồng bào ở các phòng bệnh tại nhà thương hay tin tôi ra Huế nhờ chuyển cho gia đình.Chiều hôm qua khi mới đến tôi thật xúc động khi nhìn thấy cầu Trường Tiền gãy nhịp thì sáng nay tôi lại càng xúc động hơn khi chính chân tôi được đi qua nhịp cầu đã gãy đó mà nhớ lại trước đây không lâu lắm tôi đã đi qua cây cầu này, tôi đã dừng lại để nhìn xa xa kia chùa Thiên Mụ ẩn hiện dưới nắng chiều. Qua khỏi cầu rẽ trái để về cử Thượng Tứ, dọc theo công viên rất nhiều nấm mồ chôn vội vã mà tôi còn thấy những bàn chân ló ra khỏi đất , muì tử khí xông lên nồng nặc đó đây. Ngang qua con đường đi vào cửa Thượng Tứ nơi mà trong sổ nhập viện mà tôi ghi nhận được là đa số nạn nhân khi khai báo, chuyển những lá thư lắm khi gặp đúng thân nhân họ vui mừng khi nghe tôi báo lại tình trạng khả quan của người thân , họ vui mừng khiến tôi cũng một chút thoáng thấy vui. Công việc của chúng tôi là giúp đồng bào dựng lại những gì còn có thể làm được, thỉnh thoảng một vài xe tải gạo đến phân phát, chúng tôi phụ việc phân phối tuy nhiên vì chiến tranh vừa dứt, các cơ sơ hành chánh không thể hồi sinh trong một sớm một chiều nên có những khó khăn tuy nhiên chính quyền lúc nào cũng đặt niềm tin của một phong trào có uy tín nên mọi việc tuy không hoàn hảo nhưng dù sao cũng hoàn thành tương đối hoàn hảo. Chúng tôi cũng đã đi đến những nơi đã được khám phá ra những mồ chôn tập thể để an uỉ và để làm những gì trong phạm vi và khả năng chúng tôi có thể làm được của tuổi trẻ và của Lý tưởng BP. Ngày lại ngày và thời gian lưu lại giới hạn nên sau 6 ngày tại Huế, chúng tôi phải rời Huế để theo chuyến tiếp liệu mà Trưởng Nguyễn Tấn Định đã dự trù.

Về lại thành phố nhà tôi trở lại nhà thương để phục vụ đồng bào tại phòng bỏng cũ độ khoảng một tuần thì các trường mở cửa trở lại, bệnh nhân cũng đã không còn nhiều, chúng tôi chia tay chị Phượng với tất cả lưu luyến riêng chị vẫn nụ cười hiền hoà, giọng nói trìu mền, chị cám ơn chúng tôi đã đến và gíúp rất nhiều. Tôi kể cho chị nghe lúc biến cố Phật giáo xảy ra thì gia đình ông Nguyễn hữu Uẩn , một nhà in và nhà bán đồ đồng nổi tiếng trên đường Hùng Vương có người con bị thương nặng trong lúc biểu tình chống chính phủ và sau đó chết ở bệnh viện Duy Tân. Vì lý do hai bên, một là phía chính quyền và một phe ly khai đang giao tranh nên không thể di chuyển để lấy xác con nên đã nhờ chúng tôi lúc đó được phép di chuyển để mang anh ta về. chúng tôi đã làm xong chuyện đó và gia đình đã tạ ơn chúng tôi một số tiền là 6000 đồng (trị giá khoảng 1 lượng vàng thời đó). Chúng tôi từ chối và nói rằng chúng tôi là những Hướng Đạo Sinh một khi giúp ích thì không cần nhận sự cám ơn nào. Chủ nhà nghe vậy ngạc nhiên và hỏi thế thì các anh muốn chúng tôi bày tỏ sự quý hoá cuả chúng tôi bằng cách nào. Bằng nụ cưòi chúng tôi trả lời rằng chỉ muốn một ly nước thế thôi. Chị Phượng thích thú sau khi nghe chúng tôi kể lại chuyện đã làm.

Sau này khi đậu tú tài xong tôi rời Đà Nẳng để vào Sài Gòn tiếp tục việc học và chiến tranh đang ở mức độ leo thang, như bao ngàn thanh niên khác tôi nhập ngũ và suốt thời gian thụ huấn tôi đã có nhiều đêm nằm ứng chiến tại trại trường Tùng Nguyên để nhớ về những ngày cũng nơi đây chúng tôi những trại sinh của Tùng Nguyên cuốí cùng vào năm 67 nào là bài học vẽ bản đồ cuả Trưởng Trương Trọng Trác, những đêm sinh hoạt trong Minh Nghĩa Đường, những màn hành xác nhập trại vào ngày đầu với Trưởng Đinh Xuân Phúc...

40 năm trôi qua như nước lặng lẽ chảy qua cầu nhưng cứ mỗi độ Xuân về lòng tôi không khỏi không xao xuyến khi nhớ về một muà xuân không thể quên: Muà Xuân Mậu thân !!


Paris

Nguyễn Hữu Xương
Thiếu Sinh Thiếu Đoàn Lam Sơn
Trưởng Bầy Chí Linh
Đạo An Hải Đà Nẳng
Trải qua các trại trường huấn luyện Bạch Mã, dự bị Rừng Huế, tham gia cứu thương trong biến cố Phật Giáo tại Danang 1966, Tùng Nguyên Đà La.t 1967, Đạo Hồn Việt Galang 1982, Làng Nam Quan Paris 2006.

(1) đã được xác nhận với một cựu SQBĐQ tại Paris
(2) định cư tại Nam Cali



Bạn Hướng Đạo Xưa





Trưởng Võ Thành Minh vào ngày mùng 1 Tết Mậu Thân 1968 và chết tại Huế vài ngày sau

tvvn.org 

Tội ác VIỆT CỘNG “TỔNG CÔNG KÍCH HUẾ TẾT MẬU THÂN 1968″

 
 
The crimes of the Communists”
“Tết Mậu Thân 1968″
 
LIFE Feb 16, 1968 – Một ngày đặc biệt ở Huế – Quân địch cho phép tôi chụp hình họ
A remarkable day in Huế - The enemy let me take his picture. by Catherine Leroy – LIFE Feb 16, 1968
 
 
 
A tense interlude in Huế. LIFE Feb 16, 1968
 
 
 
 
LIFE Feb 16, 1968
 
 
 
 
 
LIFE Feb 16, 1968
 
 
 
 
LIFE Feb 16, 1968
 
 
 
 
Quân Bắc Việt tiến vào thành nội Huế tết Mậu Thân 1968
 
 
 
 
 
Huế  Feb 1968
 
 
 
 
Marines of Co. C, 1st Battalion, Fifth Regiment, are engaged in a fire fight in the streets during Operation Hue City. 19 Feb ’68
 
 
 
 
Defense position — A Marine uses a tree for cover as he returns fire at a North Vietnamese position during street fighting in Hue.
 
 
 
 
Marines effectively use walls and buildings as cover during their advance against the enemy.
 
 
 
 
Street Shield – Marines use a M-48 tank as cover as they advance during street fighting in Hue, Feb. 3,1968.
 
 
 
 
US sharpshooters in Hue, South Vietnam monitor the streets below their tower for Vietcong targets. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
Under Fire — A Leatherneck moves out under intense enemy .50 caliber machine gun fire during heavy street fighting taking place in the old Imperial Capital of Hue. Brigadier General Edwin H. Simmons Collection
 
 
 
After the Battle — “A” Co., First Battalion, First Regiment Marines leave church after successfully capturing it from North Vietnamese control during one of the bloody battles taking place in Hue. – Brigadier General Edwin H. Simmons Collection
 
 
 
 
U.S. Marines with machine guns ready, watch for enemy snipers on a street in Hue on February 7th. Allied dive bombers and U.S. warships bombarded a Communist suicide battalion in Hue’s walled fortress on February 15th, and American Marines and south Vietnam black panther troops charged into the flaming ruins to wipe out the Viet Cong. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
Throughout the city, buildings are still ruined from Tet. Hue City – Tommy Carver Collection
 
 
 
1968 Hue damage after Viet Cong attack – Douglas Pike Photograph Collection
 
 
 
 
23 Feb 1968, Hue, South Vietnam. Marines smoke and chat as they relax at a command post in Hue. — Image by © Hulton-Deutsch Collection/CORBIS
 
 
 
A US Marine carries a seriously wounded Vietnamese child from the ruins of a home in Hue. – Douglas Pike Photograph Collection
 
 
 
 
24 Feb 68 – in the streets of Hue on the north side of the Perfumed River – Peter Braestrup Collection
 
 
 
 
 
 
 
Hue 1968 – Marine armored vehicle, armed with 6 recoilless guns, patrols streets of Hue 
 
 
 
 
25 Feb 1968, Hue, Vietnam — U.S. Army Patrol During Offensive on Hue — Image by © Christian Simonpietri/Sygma/Corbis
 
 
 
February 1968, Hue, Vietnam — Evacuation of wounded American troops during the battle for Hue, Vietnam’s third largest city, during the Vietnam War. — Image by © Christian Simonpietri/Sygma/Corbis
 
 
 
 
01 Feb 1968, Hue, South Vietnam — U. S. Marines are on the move here during street-to-street fighting against heavily entrenched Communist positions in the ancient royal capital of Hue. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
03 Feb 1968, Hue, South Vietnam — A marine machine gun position overlooks a part of the old imperial capital of Hue here, during a house-to-house battle with Viet Cong. American spokesmen said the Communist had lost more than 15,000 dead since they started their sneak offensive. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
01 Feb 1968, Hue, South Vietnam — Vietnamese Refugees Fleeing — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
01 Feb 1968, Hue, South Vietnam — US Marines Standing on Hue Streets — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
February 1968, Hue, South Vietnam — U.S. Marines charge through streets as fighting continues between Allied and Communist forces. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
February 1968, Hue, South Vietnam — U. S. Marine medics treat a wounded fellow Marine whose face is almost completely covered with blood. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
01 Feb 1968, Hue, South Vietnam — 2/1/1968-Hue, South Vietnam: Civlians carrying a white flag approach U.S. Marines, following a lull in street fighting between Allied units and the Viet Cong. Many civilians were driven from their homes in the bloody street fighting in this ancient city. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
02 Mar 1968, Hue, South Vietnam — A Final Farewell. Hue, South Vietnam: A bereaved South Vietnamese family watches as a grave is dug for a relative here. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
2/2/1968-Hue, South Viet Nam: U.S. Marines tend to their wounded during heavy street fighting in Hue after Communist forces invaded the ancient royal capital and held key positions. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
02 Feb 1968, Hue, South Vietnam — A U.S. Marine rifleman in an elevated position is seen here , as he keeps a close watch over buddies about to storm a Viet Cong stronghold in Hue. The ancient former imperial capital was one of the cities overrun by Communists during a recent assault. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
01 Feb 1968, Hue, South Vietnam — 2/1/1968-Hue, South Vietnam- US Marines take cover behind a tank in Hue 2/1 after Viet Cong terrorists snipers opened fire on them. The Marines, along with the South Vietnamese troops, were battling an estimated 2,000 Viet Cong who occupied parts of this ancient, Imperial city. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
01 Feb 1968, Hue, South Vietnam — View of Dead Vietnamese by Tank — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
February 1968, Hue, South Vietnam — Wounded Vietnamese Trooper and Woman Passing Marines — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
03 Feb 1968, Hue, South Vietnam — Vietnamese Man Walking with US Marines at Wall — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
2/3/1968-Hue, South Vietnam- Two Vietnamese bodies and a crumpled cart lie in the path of a tank, while a third body lies behind the wreckage of a jeep, during the height of the battle for Hue. A U.S. spokesman reported Feb. 6th, that American Marines hauled down the Communist flag and recaptured the city. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
2/35/1968-Hue, South Viet Nam: Laden with hardware: Two heavily armed U.S. Marines climb over wall in the yard of a house during a search and destroy mission in Downtown Hue where Communist forces continue to operate in large numbers. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
03 Feb 1968, Hue — Bodies of wounded and dead soldiers litter the streets of Hue, South Vietnam as a corpsman calls for assistance for his colleagues. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
03 Feb 1968, Hue, South Vietnam — Dodging bullets, a U.S. Marine rushes to join others taking cover behind a tank in battle-scarred streets of Hue Feb. 2nd. The Allies were trying to dislodge an estimated 2,000 Communists holed up in the old imperial capital. Party of the city was still occupied by the Viet Cong Feb. 4th. — Image by © Bettmann/Corbis
 
 
 
2/4/1968-Hue, South Viet Nam: U.S. Marines keeping lowbecause of intense sniper fire battle communist units which seized two thirds of the ancient imperial Capital. The Marines were pinned don behind this wall near the old citadel and radiod for support. U.S. spokesmen reported that leathernecks hauled down the North Vietnamese flag after seven days of fighting and recaptured the city. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
04 Feb 1968, Hue, South Vietnam — MP Leading Captured Viet Cong in Hoods — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
04 Feb 1968, Hue, South Vietnam — Captured Viet Cong prisoner as American troops continue the house-to-house battle, the price in wounded and dead is barbarous, information on enemy strongpoints is vital, but the Viet Cong prisoners do not give up easily. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
13 Mar 1968, Hue, South Vietnam — Communist Mine Wounds Children. Hue, South Vietnam: A medic of the 82nd Airborne binds the wounds of a Vietnamese girl injured when a group of children accidentally tripped a Viet Cong mine intended for U.S. vehicles. The child’s sister tries to comfort her. A number of other children were also injured in the explosion two miles south of Hue. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
03 Feb 1968, Hue — Terrified Vietnamese Civilians in City of Hue 1968 — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
2/5/1968-Hue, South Vietnam: A U.S. Marine ducks for cover while radioing information during fierce fighting here. The Marines stormed in to enemy held houses, throwing canisters of tear gas and non poisonous nausea gas, but enemy forces donned gas masks and held onto most of the city. U.S. officers reported that the stiff resistance by the enemy meant that the battle for hue could drag on for days, perhaps even weeks. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
05 Feb 1968, Hue, South Vietnam — A US marine fights from a ditch in Hue, South Vietnam as other marines drag a wounded colleague to safety. — Image by © Bettmann/CORBIS
 
 
 
 
06 Feb 1968, Hue, South Vietnam — U.S. Marines hold a Viet Cong flag they ripped down from atop the Thua Thien Province headquarters, and then replaced it


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm


Những bài đăng trong tầng lầu này