Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

13 thg 8, 2012

Thêm hình ảnh về "Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955 " (Còn tiếp)



Foto

Operation Passage to Freedom, October 1954

Washington Navy Yard (Jun. 30, 2003) -- Vietnamese refugees board LST 516 for their journey from Haiphong, North Vietnam, to Saigon, South Vietnam during Operation Passage to Freedom, October 1954. This operation evacuated thousands of Vietnamese refugees from the then newly created Communist North Vietnam to the Democratic South Vietnam. By the end of the operation, the Navy had carried to freedom more then 293,000 immigrants, vehicles, and other cargo. The Naval Historical Center and Surface Navy Association are seeking Navy veterans and former Vietnamese refugees who witnessed and participated in this little known rescue. U.S. Navy photo. RELEASED).


tiễn người thân di cư vào Nam tại Hải Phòng, trong số họ có bao nhiêu người còn gặp lại được người thân, sau một cuộc chia lìa nam bắc kéo dài suốt 21 năm tiếp theo?


Haiphong, Indo-China --- 8/21/54-Haiphong, Indo-China: There is no sign of abatement in the steady stream of evacuees who have abandoned their homes in northern Vietnam, to flee areas that will fall under Communist domination according to the Geneva Agreement on ndo-China. Almost 2,500 refugees pour into Hanoi and Haiphong daily to beat the deadline. In this photo, a French social worker is shown helping one of the fleeing families to board a transport bound for Saigon in the south. --- Image by © Bettmann/CORBIS


Vietnam refugees. USS Montague lowers a ladder over the side to French LSM to take refugees aboard. Haiphong, August 1954. PH1 H.S. Hemphill. (Navy).EXACT DATE SHOT UNKNOWN.



Foto

99 Sailor assists a heavily burdened Vietnamese refugee boarding USS Bayfield (APA-33) for passage to Saigon, Indochina, from Haiphong, 3 September 1954.


Foto

100 Vietnamese refugees receive food on board USS Bayfield (APA-33) while en route to Saigon, Indochina, from Haiphong, circa September 1954.


Foto

101 A crewmen rations out water for Vietnamese refugees on board USS Bayfield (APA-33) during their journey to Saigon, Indochina, from Haiphong, circa September 1954


Foto

102 Vietnamese refugee in a topsides food service line on board USS Bayfield (APA-33), while enroute from to Saigon, Indochina, August 1954.


Foto

103 G64452~2


Foto

104 G64452~1


Foto

105 G70924~4


Foto

106 Vietnamese refugees investigate a beverage dispensing machine on board USS Bayfield (APA-33), while en route to Saigon, Indochina, from Haiphong, 3 September 1954.


Foto

107 G64452~3


Foto

108 Vietnamese refugee children coax for candy, while en route from Haiphong to Saigon, Indochina, on board USS Bayfield (APA-33), circa September 1954.

Foto

109 USS Bayfield (APA-33) docks at Saigon, Indochina, to offload refugees following a trip from Haiphong, September 1954.


Foto

110 Each holding a package of rice and fish, Vietnamese refugees leave USS Bayfield (APA-33) at Saigon, Indochina, after a trip from Haiphong, September 1954


Foto

111 Vietnamese Travelers Goods Being Unloaded from Ship


Foto

112 A Vietnamese mother and baby are helped down the gangway of USS Estes (AGC-12), as refugees arrive at Saigon after being evacuated from the North.


Foto

Catholics escaping communist territory in the dead of night smile as they pull alongside French landing craft that will take them to freedom. Ca. 1954. (USIA)


Foto

View of Sailors with Vietnamese - November 11, 1954

French sailors help Vietnamese natives drag their sampan into a Navy landing craft at Van Ly. Despite warnings and restrictions by Red Viet Minh police, thousands of Roman Catholics in the Communist-dominated area are streaming southward to be resettled in non-Red regions.

các thủy thủ Pháp giúp người tỵ nạn VN kéo thuyền của họ vào tàu đổ bộ của Hải quân ở Vạn Lý. Mặc cho những cảnh báo và hạn chế bởi công an của Việt Minh, hàng ngàn người công giáo trong vùng do CS kiểm soát đã lũ lượt di cư vào miền Nam để tái định cư ở các vùng không theo chế độ Cộng sản.



nam64 wrote on May 18, '11



Foto

Évacuation de la population catholique de Bui Chu. Octobre 1954

A Haïphong, devant "La Pertuisane", des réfugiés catholiques de Bui Chu présentent les objets du culte emportés lors de leur exode vers le sud.
source: www.ecpad.fr

Foto


Foto

A bord de "La Pertuisane", des réfugiés catholiques de Bui Chu regardent le port de Haïphong.

source: www.ecpad.fr

Foto

A bord de "La Pertuisane", réfugiés catholiques de Bui Chu parmi lesquels un prêtre et des religieuses viêtnamiennes.

source: www.ecpad.fr

Foto

Le lieutenant de vaisseau Guillaume (en haut à droite) dirige la manoeuvre du bâtiment "La Pertuisane" sur lequel sont embarqués de nombreux réfugiés catholiques de Bui Chu.

source: www.ecpad.fr

Foto

A Haïphong, les membres de l'équipage de "La Pertuisane" aident les réfugiés catholiques de Bui Chu à débarquer.

source: www.ecpad.fr

Foto

Sur le débarcadére du port de Haïphong, des réfugiés catholiques de Bui Chu ont pour seul bagages des objets du culte et des images pieuses.

source: www.ecpad.fr


linalol wrote on May 18, '11
Đa số là những người nông dân nghèo.

nam64 wrote on May 18, '11
Vừa mới thấy hình ảnh dân Hà Nội bán đồ đạc để chuẩn bị di cư vào Nam hehehe Tối đi cày về buồn buồn vào chôm hình tiếp hehehehe

ntqt wrote on May 18, '11, edited on May 18, '11
Trí, phú, địa, hào...
đào tận gốc,
trốc tận rễ.

Họ đã chứng kiến cảnh đấu tố điền chủ, chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất khắp đất Bắc, và tiêu diệt thành phần tài trí trong cuộc thanh trừng Văn Nhân Giai Phẩm nên mới quyết định ra đi. Họ là gia đình của trí, phú, địa, hào, vào miền Nam và đóng góp rất nhiều cho văn học miền Nam thêm rực rỡ. Qua những tác phẩm luyến nhớ Hà Nội mà tôi có dịp đọc tới, khiến tôi biết thêm Hà Nội, yêu thêm Hà Nội.

Bao nhiêu tài năng lớn miền Bắc rời đất Bắc ra đi, thêm cảnh "đào tận gốc, trốc tận ngọn" của chính sách cào bằng cái nghèo cái dốt... Tiếc thay! Và hổ danh cho "Hà Nội đất của ngàn năm văn vật". Cộng sản Việt Nam đã tạo ra một loại mới: người Hà Nội lỗ mãng; Hà Nội thành Hà Lội!

Người Hà Nội chạy tỵ nạn cộng sản gần hết rồi. Từ năm '54 chạy vào Nam rồi năm '75 chạy ra hải ngoại nên chẳng còn lại bao nhiêu trong nước. Người chính gốc Hà Nội thanh lịch trong nước gần như tuyệt chủng.

linalol wrote on May 18, '11
ntqt said
Họ đã chứng kiến cảnh đấu tố điền chủ, chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất khắp đất Bắc, và tiêu diệt thành phần tài trí trong cuộc thanh trừng Văn Nhân Giai Phẩm nên mới quyết định ra đi. 
Phong trào NVGP bắt đầu năm 1955 cho đến 1958 nên rõ ràng xảy ra sau cuộc di cư từ 1954-1955.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_trào_Nhân_Văn-Giai_Phẩm
Chiến dịch Cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1957 nên chắc chắn những người di cư có biết đến tính chất khốc liệt của chiến dịch này.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cải_cách_ruộng_đất_(Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa)

vanbietthe wrote on May 19, '11
chiec tau ha mom ' à nhin ky xem co vbt hong day hàhà
di tan vào nam 1954 nay' cung co' vbt , moi chi co hon 1 tuoi hà
vào nam roi 1975 lai di tan tiep that kho so qua'
cam on ban post hinh anh này làm vbt nho lai ngay tho au ...
CHUC BAN VUI VE

htp29 wrote on May 19, '11
NINH LAI HINH ANH THAT DAU THUONG ... CUOC DOI PHAI CHAY TI NAN CONG SAN HAI LAN
CAM ON BAN POST HINH ANH NAY
CHO MINH XIN COPIE VE NHA NHA CAM ON BAN NHIU
CHUC BAN VA GIA DINH THAT NHIU SUC MANH AN LANH

nam64 wrote on May 19, '11
vanbietthe said
chiec tau ha mom ' à nhin ky xem co vbt hong day hàhà
di tan vào nam 1954 nay' cung co' vbt , moi chi co hon 1 tuoi hà
vào nam roi 1975 lai di tan tiep that kho so qua'
cam on ban post hinh anh này làm vbt nho lai ngay tho au ...
CHUC BAN VUI VE
 
Ròm cũng cám ơn vanbietthe đã ghé xem ảnh của Ròm sưu tầm trên Net .
Những người lớn tuổi thời đó ,nay không còn bao nhiêu nửa để nhìn và để nhận lại những hình ảnh di cư 54 .

nam64 wrote on May 19, '11
htp29 said
CHO MINH XIN COPIE VE NHA NHA CAM ON BAN NHIU 
Cứ tự nhiên copie về nhà nhe ,Ròm còn chuẩn bị lụm về thêm nửa đó hihihi.

hongdwc wrote on May 20, '11
Cuộc di cư đã giúp một số "địa chủ, cường hào, ác bá" và cả các "tư sản mại bản" ở thị thành thoát được "đấu tố".

Tuy nhiên đại đa số những người này vào đến miền Nam thì trắng tay, phải làm lại từ đầu (gia đình tôi nội ngoại đều như thế, kể cả gia đình vợ và gia đình bạn bè: rất khá giả ở miền Bắc, nhưng khi di cư chỉ mang được bộ quần áo trên người. Sau này, khi di cư lần thứ 2, tình trạng cũng y hệt. Chứng tỏ bản chất ăn cướp của chính quyền CS.) Mặc dù cũng có một số ít đem được khá nhiều vốn liếng làm căn bản kinh doanh và làm giàu sau đó.

Nhìn lại những cuộc di dân vĩ đại của dân ta đều thấy rõ một điều chung nhất: TỰ DO PHẢI TRẢ BẰNG CẢ GIA TÀI CHA ÔNG VÀ CẢ XƯƠNG MÁU, THẬM CHÍ PHẢI MANG TỦI NHỤC UẤT HẬN.

hongdwc wrote on May 20, '11, edited on May 20, '11
linalol said
Chiến dịch Cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1957 nên chắc chắn những người di cư có biết đến tính chất khốc liệt của chiến dịch này.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cải_cách_ruộng_đất_(Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa)
 
Cái link đó bị gỡ rồi à?

"Wikipedia tiếng Việt chưa có bài viết nào với tên gọi “Cải cách ruộng đất (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, nhưng bạn có thể viết nó ngay bây giờ!"

====

Nếu quả thực Linalol đã đọc được gì đó tại link trên mà nay HĐ vào thấy nó đã bị gỡ thì phải nghĩ gì về Wiki tiếng Việt.

nam64 wrote on May 20, '11, edited on May 20, '11
hongdwc said
"Wikipedia tiếng Việt chưa có bài viết nào với tên gọi “Cải cách ruộng đất (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, nhưng bạn có thể viết nó ngay bây giờ!"
Ròm tìm thấy được cái Link này :
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam)

Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa)
http://vi.wikipedia.org/wikiCải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa))

nam64 wrote on May 20, '11
http://vietccsf.org/viet/


Thảm Trạng Người Cày Không Ruộng 
Distress Of Farmers Without Land.
Dr. Tristan Nguyễn
  


Tân-Tư-Bản Đại-Địa-Chủ-Đỏ, Big New Red Capitalist Landlords, ở Việt Nam đã đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo. Sự thật quá phũ phàng là sau hai lần được hưởng quyền "Người Cày Có Ruộng", hiện nay người Nông Dân Việt Nam Nghèo lại "Không Có Ruộng Để Cày" !!!!
Không nhà không ruộng
Dân cày còn biết đi đâu?
Người ở làng chết khổ bên nhau
Người lên phố, dãi dầu kiếp thợ!!

Bốn câu thơ nêu trên làm xúc động lòng người, được trích trong bài thơ Đồng Bằng, trong tập thơ Quê Hương Chiến Đấu xuất bản năm 1955. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã tả chân được hoàn cảnh khốn cùng tủi cực của người Nông Dân Việt Nam Nghèo trong thời kỳ Pháp thuộc. Thực dân và đại địa chủ đã chiếm hữu hết ruộng đất canh tác khiến cho người nông dân không có ruộng để làm ăn sinh sống. Nếu không muốn là tá điền làm ruộng thuê nộp tô cho địa chủ, hay đem thân làm mướn kiếm miếng cơm thừa của địa chủ, thì người nông dân nghèo phải bỏ xóm làng đi lên tỉnh thành kiếm việc làm cực khổ ở những nhà máy xí nghiệp hoặc nơi công trường xây dựng. Nhưng có rất nhiều người nông dân lìa quê không thể có được những việc làm để sống qua ngày, họ phải lâm cảnh tha phương, vô gia cư, và thất nghiệp đói khổ!! Cho tới bây giờ, thảm trạng khốn cùng tủi cực như vậy vẫn còn đang xảy ra, mặc dù dưới một hình thức khác, và cũng còn là một nỗi lo âu uất ức của hàng triệu người Nông Dân Việt Nam Nghèo hiện nay.

Hoàng Trung Thông là một đảng viên CSVN thời kỳ Mùa Thu 1945, Ủy Viên Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Việt Nam (khóa III); Viện Trưởng Viện Văn Học , tổng biên tập Tạp Chí Văn Học, đã qua đời vào năm 1993 lúc 68 tuổi.
  Cho tới ngày chết, Hoàng Trung Thông có lẽ không thể tưởng tượng được hoàn cảnh người Nông Dân Việt Nam Nghèo lại thêm một lần nữa không có ruộng đất canh tác để sinh sống. Giải quyết nghiêm túc vấn đề ruộng đất canh tác chính là bảo đảm quyền được sống của người Nông Dân Việt Nam Nghèo.Nhưng Hoàng Trung Thông đã không ngờ được những Tân-Tư-Bản Đại-Địa-Chủ Đỏ ở Việt Nam đã đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo. Qua hai lần được hưởng quyền "Người Cày Có Ruộng", người Nông Dân Việt Nam Nghèo hiện nay lại "Không Có Ruộng Để Cày". 
Chúng ta hãy xem xét quá trình diễn biến của tình hình nông nghiệp Việt Nam và cuộc sống của người Nông Dân Việt Nam Nghèo trong lúc "Người Cày Có Ruộng" cho tới lúc "Người Cày Không Ruộng" để thấy được nền nông nghiệp Việt Nam và thân phận hẩm hiu của người Nông Dân Việt Nam Nghèo khi nằm trong tay của người CSVN đã bị biến động truân chuyên tới một mức độ nào. 

Những năm 1945-1954
 , người CSVN đã tịch thu ruộng đất của thực dân tư bản Pháp và địa chủ Việt Nam, rồi chia lại ruộng đất canh tác cho nông dân theo kháng chiến ở những khu giải phóng, đã tạo ra những thay đổi về sở hữu ruộng đất và quan hệ giai cấp ở nông thôn Việt Nam nhằm tǎng cường thế lực của người CSVN. Tuy nhiên, thành phần đại địa chủ phú nông và trung nông giàu ở những vùng Quốc Gia kiểm soát vẫn còn tồn tại. 

Những năm 1954-1960 ở Miền Bắc Việt Nam
  người CSVN đã đẩy mạnh cải cách ruộng đất, thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp, xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thành phần đại địa chủ và trung nông giàu. Xác lập chế độ sở hữu ruộng đất theo nông hộ Người Cày Có Ruộng ở nông thôn, người CSVN áp dụng đường lối giai cấp Bần Cố Nông, chủ yếu là đảng viên CSVN để chỉ huy, kiểm soát và chi phối đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nông thôn. 

Hai đợt cải cách ruộng đất vào năm 1955-1956 ở Miền Bắc Việt Nam
  đã giết chết khoảng 200,000 người trong đó có cả đảng viên thành phần tư sản. Vì vậy, vào thời gian đó người CSVN đã gây công phẫn trong nhân dân Việt Nam. Nhưng cuộc cải cách ruộng đất vẫn tiếp tục trong những năm 1957-1959 để thực hiện xã hội chủ nghĩa. Người CSVN đã vô sản hoá nhân dân bằng cách thu hồi lại đất đai của nông dân để thành lập những hợp tác xã sản xuất và các nông trường tập thể ở Miền Bắc.

Những năm 1960-1975
 , sau thời kỳ khôi phục kinh tế, người CSVN chủ trương triệt để cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở Miền Bắc Việt Nam bằng hình thức hợp tác xã. Xác lập chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất canh tác gắn liền với tổ chứclao động tập thể trong các hợp tác xã nông nghiệp. Kể từ đây, ruộng đất canh tác của nông hộ Người Cày Có Ruộng đã trở thành ruộng đất canh tác của Hợp Tác Xã, của Tập Đoàn Sản Xuất Nông Nghiệp, và kinh tế hộ nông dân bị coi là kinh tế phụ. 

Trong cùng thời gian đó (1954-1975),
  ở Miền Nam Việt Nam có một nền nông nghiệp rất khác với Miền Bắc Việt Nam là hơn 80 phần trăm các hộ nông dân đã được tư sản trung nông hoá hoàn toàn. Thời kỳ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà có những khu Dinh Điền, khu Trù Mật, thời kỳ Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà có chương trình Người Cày Có Ruộng đã tạo ra được một nền nông nghiệp tư sản ở Miền Nam Việt Nam khá phát triển. 
Trình bày một cách cụ thể, Miền Nam Việt Nam đã thực hiện chính sách tư hữu hóa ruộng đất cho các tá điền qua công cuộc Cải Cách Điền Địa do TT Diệm thực hiện trong những năm 1955- 1963. Những ruộng đất bỏ hoang không có chủ điền hiện diện khi kiểm kê trở thành quốc gia công thổ và được chia phát "miễn phí" cho tá điền. Chủ điền chỉ được giữ tối đa là 100 mẫu. Trong đó 30 mẫu được trực canh và 70 mẫu còn lại phải cho tá điền thuê theo quy chế tá canh. Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà lúc đó đã bồi thường số đất bị truất hữu cho chủ điền bằng tiền mặt và công trái phiếu 12 năm. Tá điền được mua trả góp vốn và lãi trong vòng 12 năm, số ruộng đất tối đa là 5 mẫu với giá tiền chính phủ bồi thường chủ điền. 

Vào năm 1970 TT Thiệu đã ban hành Luật "Người Cày Có Ruộng"
  qui định ruộng đất không trực canh đương nhiên bị truất hữu và phải được bồi thường thoả đáng theo thời giá. Ruộng đất truất hữu được ưu tiên cấp phát cho tá điền (3 mẫu ở Nam phần và 1 mẫu ở Cao Nguyên và Trung phần). Điền chủ trực canh chỉ được giữ tối đa 15 mẫu. Tuy nhiên, Luật "Người Cầy Có Ruộng" không được phép áp dụng đối với ruộng đất của các tổ chức tôn giáo và ruộng đất hương hỏa gia đình của người dân. 
Ở Miền Nam Việt Nam, phương thức sản xuất nông nghiệp kiểu phong kiến đã bị xoá sạch. Những phương pháp canh tác mới có tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng để gia tăng năng suất. Sau khi hoàn tất chương trình Người Cày Có Ruộng trong những năm 1970-1973 nước Việt Nam Cộng Hoà đã có 80 phần trăm tư sản trung nông hoá và thành phần nông dân này là lực lượng chính của sản xuất nông nghiệp ở Miền Nam Việt Nam.
Còn lại khoảng 20 phần trăm là phú nông và tư sản trung nông giàu sở hữu chừng 10 phần trăm ruộng đất canh tác. Số người nông dân giàu có này ngoài việc canh tác số ruộng đất sau khi đã truất hữu còn lại, họ cũng kinh doanh các dịch vụ cơ khí nông nghiệp, lưu thông hàng hoá nông sản phẩm, chế biến thực phẩm nông sản trong một thị trường thương nghiệp nông thôn và lao động nông nghiệp rất tự do. Sau khi nước Việt Nam Cộng Hoà hoàn tất chương trình Người Cày Có Ruộng thì không còn thành phần đại-địa-chủ ở Miền Nam Việt Nam. Trong ba năm 1970-1973, kết quả của chương trình "Người Cày Có Ruộng" là đã chấm dứt chế độ tá canh ở Miền Nam Việt Nam khi tá điền trở thành điền chủ.
Vấn đề ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn Miền Nam Việt Nam rất đa dạng và khác nhau giữa các vùng. Miền Trung có dãi ruộng đất canh tác hẹp, bình quân ruộng đất thấp. Cao Nguyên là vùng núi đồi cao gồm có hai bộ phận kinh tế chủ yếu là kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Đơn vị sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các đại gia đình của người dân tộc thiểu số. Ở Cao Nguyên còn có hoạt động kinh tế đồn điền với các khu vực trồng cây công nghiệp của Tư Bản Ngoại Quốc và Tư Bản Việt Nam kinh doanh theo phương thức thị trường tự do. 

Vào tháng 4 năm 1975, sau khi cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam
  người CSVN chủ trương "xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đồng nhất trong cả nước dưới hai hình thức sở hữu toàn dân (tài sản công-quốc gia công hữu) và sở hữu tập thể để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất trên qui mô lớn". Đồng thời với quá trình diến tiến cải tạo công thương nghiệp Miền Nam Việt Nam, người CSVN triệt để xoá bỏ dấu vết ruộng đất của địa chủ bằng cách tịch thu tất cả ruộng đất của địa chủ. Rất rõ ràng là người CSVN đã quyết liệt vô sản hoá toàn thể nhân dân Việt Nam 

Ở Cao Nguyên
 , ruộng đất chủ yếu là quốc gia công thổ và đồn điền. Người CSVN tịch thu tất cả đất đai và quốc hữu hoá đồn điền. Chuyển các đồn điền cây công nghiệp thành nông trường quốc doanh, còn lại một số ruộng đất được thành lập các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. 

Ở đồng bằng Miền Nam
  người CSVN cũng đã tịch thu tất cả ruộng đất của địa chủ. Sự thật là ruộng đất tịch thu được của các địa chủ còn lại không nhiều, vì Luật Người Cày Có Ruộng của TT Thiệu cho phép điền chủ trực canh được giữ lại tối đa là 15 mẫu. Trong khi đó người CSVN đã cải tạo gần hai triệu người vốn đang hoạt động trong các lĩnh vực công thương nghiệp ở các thành phố phải trở về nông thôn để lao động nông nghiệp. Số người này là đối tượng cải tạo công thương nghiệp cần có ruộng đất canh tác. Để có ruộng đất canh tác cấp cho số người bị cải tạo công thương nghiệp này, người CSVN đã phải tịch thu thêm một số ruộng đất của những gia đình trung nông giàu để chia bình quân cho người bị cải tạo công thương nghiệp.

Người CSVN đã lặp lại công cuộc tập thể hoá nông nghiệp là nhằm ngǎn chặn khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa ở nông thôn Miền Nam Việt Nam và để tạo ra sự thống nhất nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở cả nước.
  Ruộng đất tập thể hoá được đặt dưới sự quản lý và sử dụng của ban QuảnTrị Hợp Tác Xã, chủ yếu là đảng viên CSVN. Người CSVN đã xoá bỏ quyền làm chủ sử dụng ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam, thực ra là những người trong mấy năm trước đây, từ thân phận tá điền trở thành chủ điền có được 3 mẫu đất do công cuộc Cải Cách Điền Địa của TT Diệm, hay bởi Luật Người Cày Có Ruộng của TT Thiệu. 

Mô hình sở hữu ruộng đất tập thể đã biến nông dân từ người làm chủ ruộng đất trở thành người làm công cho ban Quản Trị Hợp Tác Xã, gồm có những người đảng viên CSVN không có trình độ văn hoá trung bình, không có khả nǎng và kinh nghiệm quản lý, nhưng họ lại có quyền lực rất lớn, quyết định toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở nông thôn Việt Nam.
  Ruộng đất canh tác thuộc quyền sở hữu và sử dụng tập thể đã dẫn đến tình trạng vô chủ trong quản lý và sử dụng đất đai vô trách nhiệm, tệ trạng này đã gây ra quá nhiều lãng phí và làm mất một số rất lớn ruộng đất canh tác. Tệ trạng người CSVN quản lý và sử dụng ruộng đất vô trách nhiệm và lạm dụng quyền thế của người cai trị đã biến rất nhiều đất thổ canh thành đất thổ cư thực sự có xảy ra ở mọi địa phương. Và đây là một trong những nguồn gốc của sự lộng quyền tham nhũng, chiếm hữu đất đai nhà cửa của người nông dân thấp cổ bé miệng ở các nơi trong nước Việt Nam.
Lịch sử nông nghiệp của nước Việt Nam cho thấy rõ mô hình ruộng đất canh tác thuộc sở hữu tập thể và sử dụng tập thể dưới sự quản lý bất lực bất tài của những người CSVN đã thất bại và dẫn đến tan rã hàng loạt hợp tác xã nông nghiệp, bởi vì hàng trăm ngàn người nông dân đã quyết định xin ra khỏi hợp tác xã. Mức sản xuất nông nghiệp trong thời gian này đã phát triển rất chậm, nhưng có nhiều biến động. Tiềm nǎng lao động nông nghiệp và ruộng đất canh tác khai thác không hiệu quả trong những nǎm 1976-1985 đã đưa đến khủng hoảng kinh tế nông nghiệp của Việt Nam.

Trong thời kỳ Đổi Mới của những năm 1985-1990
  , người CSVN muốn khôi phục kinh tế hộ nông dân bằng cách khoán sản phẩm cho người lao động nông nghiệp. Phương thức và mục đích của Khoán Hộ là nhằm khôi phục lại chức nǎng và hiệu quả kinh tế của hộ nông dân. Lúc này người CSVN quay lại khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất nông sản. Khoán Hộ đã có tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể và hộ nông dân cả về quan hệ sở hữu ruộng đất, quan hệ quản lý và phân phối vật tư sản xuất và nông sản phẩm. Khoán Hộ đã mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân và đã thúc đẩy người nông dân tăng gia sản xuất. 
Trong thời gian đầu, Khoán Hộ đã làm hồi sinh và sống động lại nền kinh tế nông thôn Việt Nam. Khoán Hộ đã tạo ra được một khối lượng nông sản nhiều hơn so với những năm trước. Nhưng sau đó, Khoán Hộ đã mất dần tác dụng hiệu quả kinh tế, bởi vì trên thực tế là những người đảng viên CSVN ở tại cơ sở địa phương vẫn còn quá nhiều quyền hành trực tiếp. Thói quen tập trung quan liêu; mệnh lệnh hành chánh vẫn còn được người CSVN duy trì trong các hợp tác xã và toàn bộ hệ thống tái sản xuất trong nông nghiệp. Hậu quả của tệ trạng này là những hộ nông dân không đủ khả nǎng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống, bắt buộc phải trả lại ruộng đất cho hợp tác xã. Một lần nữa, mô hình hợp tác xã nông nghiệp với phương thức sản xuất khoán sản phẩm cho hộ nông dân, gọi là Khoán Hộ, đã không thành công vì sự bất lực bất tài trong quản lý kinh tế nông nghiệp của những người CSVN. 

Trong thập niên 1990-2000
 , những người lãnh đạo đảng CSVN đã quyết định Đổi Mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, và họ khẳng định: "Kinh tế tập thể, với hình thức phổ biến là hợp tác xã cải tiến, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, phát triển rộng rãi và đa dạng với quy mô và mức độ tập thể hoá khác nhau, trên cơ sở tự nguyện góp vốn, góp sức của những người lao động nông nghiệp". Trên thực tế là người CSVN đã bắt đầu thực hiện tiến trình tích tụ và tập trung ruộng đất canh tác, vốn vật tư vật liệu sản xuất theo hướng sản xuất nông nghiệp đại trà, trên quy mô diện tích canh tác rộng lớn. 

Khi người CSVN có ý muốn gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế - WTO, họ đã có những nhận định nguyên văn như sau " Vấn đề ruộng đất phải tuân theo quy luật tích tụ và tập trung ruộng đất vào tay những người làm ruộng giỏi mới giải quyết được mâu thuẫn giữa việc phân phối và sử dụng ruộng đất manh mún, bình quân, với yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Kinh tế hộ gia đình phải trở thành kinh tế hàng hoá, khác về chất so với kinh tế cá thể tự cung tự cấp trước đây. Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã cải tiến không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Một hộ nông dân với khả năng góp vốn lớn có thể tham gia các hợp tác xã cải tiến khác nhau ở những nơi khác nhau".
  
Như vậy, mưu đồ xây dựng một nền nông nghiệp đại trà của người CSVN đã quá rõ ràng: - Ruộng đất được tích tụ và tập trung vào tay những Người Làm Ruộng Giỏi, và dĩ nhiên là những Người-Có-Quyền-Thế-Có-Tiền-Của, chính hiệu phải gọi là những Tân-Tư-Bản Đại- Địa-Chủ- Đỏ hiện nay ở Việt Nam. Những Tân-Tư-Bản-Đỏ đã đang tiến hành lập ra những Hợp Tác Xã Sản Xuất Nông Nghiệp Cải Tiến hay gọi tên ngắn gọn là Công Ty Làm Ruộng. Họ bán ra Cổ Phần để Góp Vốn và Thu Gom Tích Tụ ruộng đất canh tác, bởi vì không phụ thuộc địa giới hành chính, Hợp Tác Xã Sản Xuất Nông Nghiệp Cải Tiến loại mới này, 
hay là Công Ty Làm Ruộng sẽ chiếm hữu một số lớn ruộng đất canh tác trên một diện tích rất rộng lớn có thể liên-xã-liên-huyện-liên-tỉnh, nếu có thể được, để trở thành những Đại-Địa-Chủ-Đỏ trong thời kỳ nước Việt Nam là thành viên của Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế và nông nghiệp phải nổ lực hoạt động hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thị trường.
  
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của đảng CSVN chỉ rõ: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Các hộ nông dân được Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và cấp giấy chứng nhận. Luật pháp quy định cụ thể việc thừa kế và chuyển quyền sử dụng ruộng đất". Điều 17 và Điều 18 của Hiến Pháp nước CHXHCNVN qui định đất đai thuộc sở hữu của Nhà Nước, người dân chỉ được cho phép sử dụng. Nhưng khi triển khai hai điều luật này thì các cấp Đảng Uỷ, những người đảng viên CSVN thực sự cầm quyền ở địa phương tự cho phép mình được lấy ruộng đất của người nông dân nghèo bằng những giá bồi thường quá thấp, rồi lại cấp cho những đảng viên có quyền thế và có tiền. Ruộng đất các loại gồm có thổ canh, thổ cư đã trở thành những phương tiện để rữa tiền tham nhũng và đầu cơ tích tụ bất động sản một cách có hệ thống của các Tân-Tư-Bản- Đại-Địa-Chủ- Đỏ trong xã hội Việt Nam hiện nay. 

Ở nước Việt Nam hiện nay đang có những danh hiệu " Người nhiều ruộng nhất Miền Bắc", hoặc là "Người giàu nhất về địa ốc bất động sản ở Việt Nam". Lịch sử Việt Nam rồi sẽ cho biết họ là ai, nhưng bây giờ chỉ biết một điều thật rõ ràng là người Nông Dân Việt Nam Nghèo lại thêm một lần nữa KHÔNG CÓ RUỘNG CÀY!!
  

Sau khi đã được gia nhập vào Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế là tới lúc người CSVN xét lại nội dung của chương trình "Người Cày Có Ruộng"
 . Người CSVN đã có được một nhận xét chính xác từ trong thực tiển sản xuất là "Diện tích canh tác càng được mở rộng thì hiệu quả kinh tế càng tăng cao", và họ đang muốn có những khối lượng lớn hàng hóa nông sản phẩm để xuất khẩu. 
Vì vậy, họ đã quyết định phải quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, phải phát triển các hộ nông dân chuyên môn hóa, và có mức sản xuất đại trà một loại nông sản phẩm riêng biệt nào đó để cung cấp theo hợp đồng cho một đại công ty ngoại quốc chuyên chế biến thực phẩm nông sản. Người CSVN có lẽ đã có định hướng của một cơ cấu kinh tế của một nước Việt Nam cơ giới hoá hiện đại hoá là: lực lượng Công Nghiệp các loại chiếm 60% dân số, lực lượng Dịch Vụ các loại chiếm 37% dân số, lực lượng Nông Nghiệp chiếm chỉ 3% dân số. Một mô hình cơ cấu kinh tế hiện đại hoá gần giống như của Mỹ Quốc. Người nông dân Mỹ chỉ chiếm 3% dân số Mỹ nhưng với kỷ thuật sản xuất nông nghiệp cơ giới hoá đã có thể sản xuất được những số lượng nông sản phẩm rất lớn để cung cấp đủ lương thực cho rất nhiều nước trên thế giới. 
Theo định hướng phát triển một nền nông nghiệp cơ giới hoá hiện đại như vừa nói trên, những người lãnh đạo đảng CSVN đã kêu gọi các doanh nhân đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, có thể gồm cả các doanh nhân ngoại quốc của các đại công ty chế biến thực phẩm nông sản liên quốc gia, cụ thể như công ty DOLE của Mỹ, v.v... Họ sẽ trợ giúp tài chánh cũng như kỹ thuật cho Những Người Làm Ruộng Giỏi để trở thành những người Chủ Nông Trại Gia Đình và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. 

Một cách có hệ thống, người CSVN đã đang thúc đẩy việc tập trung ruộng đất từ các hộ nông dân nghèo làm ruộng không đạt yêu cầu vào tay các gia đình có tiền có quyền chuyên sản xuất nông nghiệp. Người CSVN muốn có các Nông Trại Gia Đình với hình thức kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hoá hiện đại chuyên canh sản xuất nông sản phẩm trên qui mô đại trà để đạt yêu cầu xuất cảng cho các đại công ty chế biến thực phẩm nông sản liên quốc gia. Như vậy là có thêm một thành phần Tân-Tư-Bản Đại- Địa-Chủ-Đỏ dưới hình thức Chủ Nông Trại Gia Đình đã đang hình thành trong nước Việt Nam.
  

Một cách rất rõ ràng là thảm trạng ''Người Cày Không Ruộng'' đã đang và sẽ rất bi đát . Người Nông Dân Việt Nam Nghèo cần phải có ruộng đất canh tác để sống. Không còn ruộng đất, đời sống người nông dân nghèo sẽ ngày càng khó khăn hơn và chắc sẽ có ảnh hưởng mạnh đến nhiều vấn đề khác của nước Việt Nam.
  
Khi có tin nước Việt Nam đã xuất cảng lúa gạo đứng vào hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau nước Mỹ, khiến cho chúng ta rất ngạc nhiên thích thú và thán phục. Bởi vì mấy chục triệu người tiểu nông không có kỹ thuật cơ giới hiện đại, đã cần cù lao động cá thể trên mấy chục triệu mảnh ruộng với diện tích không hơn 3 mẫu, mà đã sản xuất đủ lúa gạo các loại để xuất cảng. 
Nhưng thời kỳ dễ ăn dễ thở của người tiểu nông Việt Nam đang phải sớm chấm dứt , khi những người CSVN có quyền thế và có nhiều tiền ở Việt Nam thực hiện chủ trương thu gom tích tụ ruộng đất canh tác cho những người Chủ Nông Trại Gia Đình tương lai.

Những người CSVN hiện đang có quyền thế có nhiều tiền, và có nhiều thủ đoạn chiếm hữu ruộng đất của người Nông Dân Việt Nam Nghèo một cách có hệ thống. Người nông dân nghèo chủ đất năm xưa đã mất ruộng đất, có thể sẽ lại phải đi làm thuê ngay trên chính mảnh ruộng của mình, khi mảnh ruộng này lọt vào tay của một người Chủ Nông Trại Gia Đình nào đó cần nhân công lao động nông nghiệp!!!!
  
Như vậy ở Việt Nam đã đang và sẽ có nhiều người nông dân nghèo bị rơi vào hoàn cảnh không có ruộng đất canh tác để sống. Ngoài việc thu gom tích tụ ruộng đất canh tác cho những người Chủ Nông Trại tương lai, nhà cầm quyền CSVN đã đang tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng những khu công nghiệp, những đô thị mới ở khắp nước Việt Nam. 
Sau đây là một trích đoạn nguyên văn báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, "trong thời gian những năm 2001 đến 2005 có đến hai triệu ruởi người dân bị tác động bởi quá trình thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng những khu công nghiệp và phát triển đô thị mới. Báo cáo cho thấy có đến hơn 65% nông dân bị thu hồi đất trở về lại với nghề nông. Nhưng khi ấy họ không có ruộng đất canh tác. Trong quá trình thu hồi ruộng đất, tình trạng tham nhũng đã xảy ra qua việc lợi dụng chức quyền để thủ lợi. Do lợi nhuận riêng mà các địa phương đua nhau quy họach để xây dựng các khu công nghiệp. . . Sau khi giải toả ruộng đất nhà cửa của người dân, xây tường rào xung quanh khu vực, thì khu công nghiệp vẫn không thu hút được nhà đầu tư nào mà dân thì không có đất để canh tác. . .Qui họach làm khu công nghiệp nhiều, nhưng đầu tư thì không đáng kể và bà con không có công ăn việc làm." 
Hơn nữa, chính kết quả điều tra của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã nêu rõ tiền bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi không đủ để người nông dân nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự, hoặc không đủ để chuyển sang làm ngành nghề khác. 
Người CSVN đã từng điều chỉnh quyền sở hữu ruộng đất nhiều lần nên làm cho quá trình sản xuất nông sản phẩm và phân công lao động nông nghiệp bị biến động rất lớn. Cụ thể như trong tương lai gần, với định hướng cơ cấu của nền kinh tế hiện đại hoá với 3% dân số hoạt động nông nghiệp, người CSVN bắt buộc phải có một chính sách kinh tế khả thi và thích hợp để chuyển đổi 80% dân số đang sống bằng nghề nông sang làm các nghề khác trong các lãnh vực dịch vụ hay công nghiệp. 
Khi người CSVN chỉ vì tư lợi, tham lam muốn làm giàu một cách nhanh chóng với cái giá ruộng đất tăng phi mã, phấn khởi hấp tấp thu hồi đất đai, thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo như đã đang và sẽ còn tiếp tục xảy ra ở khắp nước Việt Nam, thì chắc chắn hàng chục triệu lao động nông nghiệp đã đang và sẽ còn tiếp tục thất nghiệp trầm trọng, trong khi chính bản thân của người nông dân nghèo chưa được chuẩn bị để thích nghi với sự thay đổi và cả nước Việt Nam chưa có những khu vực công nghiệp thích hợp cho những người nông dân nghèo này chuyển nghề. 

Tóm lại, dưới sự quản lý bất lực bất tài của người CSVN, thân phận của người Nông Dân Việt Nam Nghèo đã đang và sẽ còn tiếp tục chịu đựng nhiều nỗi truân chuyên đau khổ.
  Không kể đến các vụ tranh chấp, khiếu kiện của người dân mất nhà mất ruộng đã quá nhiều năm chưa được giải quyết ổn thoả dứt khoát, với số lượng hàng chục triệu người vô gia cư phải lìa quê lên tỉnh thành sống lang thang vất vưởng vì không có được một nghề nào khác để bán sức lao động đổi lấy miếng ăn cho qua ngày, hoặc còn ở lại dưới quê thì không còn ruộng đất để làm ra nồi cơm cho gia đình đang đói ăn. 

THẢM TRẠNG NGƯỜI CÀY KHÔNG RUỘNG, đã đang và sẽ còn tiếp tục xảy ra ở cả nước Việt Nam, thảm trạng này chắc chắn phải có một ảnh hưởng khủng khiếp trên toàn bộ xã hội Việt Nam.
  
Một bài viết ngắn và đơn giản không thể kể ra hết các chi tiết bi thương của thảm trạng Người Cày Không Ruộng qua suốt chiều dài lịch sử nông nghiệp của nước Việt Nam. Một Sử Gia Việt Nam chân chính nên ghi lại trung thực những biến động quá lớn đã đang và sẽ còn xảy ra trong đời sống của người Nông Dân Việt Nam, gồm cả Phú Nông, Trung Nông và Tiểu Nông, phải chịu truân chuyên đau khổ nhiều đến mức độ nào, dưới sự quản lý bất lực bất tài của người CSVN. 

Dr. Tristan Nguyễn
Rất nhiều thương yêu dành cho những Người Nông Dân Việt Nam Nghèo Không Ruộng Đất Canh Tác, Không Việc Làm Để Sống hiện ở tại VN.
San Francisco , USA. Ngày 01/08/2007

ddsiechs wrote on Apr 6
anh Ròm, anh có thể liên lạc với em qua yahoo đc ko?

nam64 wrote on Apr 6
ddsiechs said
anh Ròm, anh có thể liên lạc với em qua yahoo đc ko? 
Ròm chỉ lên Net và sử dụng một cái Multiply blog này mà thôi 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm


Những bài đăng trong tầng lầu này